Tìm hiểu ý nghĩa các thuật ngữ trong quảng cáo Facebook

Giá thầu cần thiết cho quảng cáo cụ thể có thể thay đổi theo thời gian do các thay đổi trong vùng quảng cáo có sẵn, cũng như hiệu suất của quảng cáo. Bạn có thể kiểm tra Trình quản lý Quảng cáo bất kỳ lúc nào để biết phạm vi thầu mới nhất cho mỗi quảng cáo mà bạn đang chạy. Phạm vi giá thầu đề xuất được đặt ở chế độ xem từng quảng cáo, bên dưới tham số nhắm mục tiêu. 2014 quả thực là một năm bùng nổ của Facebook advertising, nhà nhà người người quảng cáo. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng hiểu được sức mạnh, lợi ích của Facebook đem lại cho hoạt động kinh doanh của họ, và bắt đầu tìm hiểu mầy mò về quảng cáo Facebook. Nắm bắt được nhu cầu đó, các trung tâm dạy về online marketing, các tổ chức cá nhân mở ra hàng loạt khoá học về Facebook marketing, lấy trọng tâm đặc biệt về Facebook advertising làm USP (unique selling point) để thu hút học viên.
Tất cả các điều đó đẩy quảng cáo Facebook thành ngành “hot” trong năm nay, dù bạn học tại các trung tâm hay tự ở nhà tìm hiểu tài liệu thì vấn đề đầu tiên cần biết trước khi bắt tay vào học là hiểu rõ các thuật ngữ chuyên nghành. Dưới đây là bảng chú giải các thuật ngữ thường sử dụng trong quảng cáo được tổng hợp từ Facebook. Nếu bạn muốn học về quảng cáo, chắc chắn những điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn rất nhiều khi tiếp cận các tài liệu về quảng cáo hoặc bạn có thể tải file PDF tại đây.
Brands1 Tìm hiểu ý nghĩa các thuật ngữ trong quảng cáo Facebook
Account: Tài khoản quảng cáo của bạn bao gồm các thông tin chiến dịch, quảng cáo, báo cáo và thanh toán.
Account ID: Số ID là duy nhất cho tài khoản quảng cáo của bạn.
Ad ID: Số ID duy nhất cho từng quảng cáo.
Campaign ID: Số ID duy nhất cho từng chiến dịch.
Actions: Số lượng hành động được thực hiện đối với quảng cáo, trang, ứng dụng hoặc sự kiện của bạn sau khi quảng cáo của bạn được phân phối cho ai đó, ngay cả khi họ không nhấp vào. Hành động bao gồm thích trang, cài đặt ứng dụng, chuyển đổi, phản hồi sự kiện và hành động khác. Ví dụ: 2 lượt thích trang và 2 bình luận sẽ được tính là 4 hành động.
Ad: Một quảng cáo riêng lẻ bao gồm quảng cáo (ví dụ: hình ảnh và văn bản trong một mẫu quảng cáo), đối tượng khách hàng cụ thể mà quảng cáo nhắm tới và giá thầu cho quảng cáo của bạn.
Ad auction (đu giá qung cáo): Đối với mỗi lần hiển thị quảng cáo, hệ thống đấu giá quảng cáo của Facebook sẽ chọn quảng cáo tốt nhất để chạy dựa trên hiệu suất quảng cáo và giá thầu tối đa của quảng cáo. Tất cả các quảng cáo trên Facebook sẽ cạnh tranh với nhau trong quá trình này và quảng cáo có hiệu suất quảng cáo tốt và chi phí hợp lý sẽ có nhiều khả năng chiến thắng đấu giá.
Nếu bạn muốn quảng cáo của mình cạnh tranh hơn trong đấu giá, bạn cần phải tăng giá thầu. Facebook chỉ tính phí ở mức giá thầu cần thiết để chiến thắng đấu giá, có thể thấp hơn giá thầu tối đa mà bạn đã đặt cho quảng cáo của mình. Do đó, tôi khuyên bạn nên nhập đúng giá thầu tối đa của mình. Điều này sẽ tăng khả năng bạn không bỏ lỡ các nhấp chuột hoặc hiển thị mà bạn có thể đã nhận được. Tôi cũng khuyên bạn nên tinh chỉnh khách hàng mục tiêu để đảm bảo bạn tiếp cận đối tượng phù hợp có nhiều khả năng quan tâm tới quảng cáo của bạn.
Ad Set (nhóm qung cáo): Ad set có nhiều mẫu quảng cáo, ngân sách và lịch trình. Bạn có thể tạo nhóm quảng cáo cho từng phân vùng đối tượng bằng cách tạo quảng cáo trong nhóm quảng cáo. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát số tiền mà bạn sẽ chi tiêu cho từng đối tượng, quyết định khi nào mỗi đối tượng sẽ thấy quảng cáo của bạn và xem số liệu cụ thể cho từng đối tượng.
Ads Manager: Trình quản lý quảng cáo là nơi bạn có thể quản lý quảng cáo trên Facebook của mình. Trong trình quản lý quảng cáo, bạn có thể:
  • Xem tất cả chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo của bạn
  • Thực hiện thay đổi cho giá thầu và ngân sách của bạn
  • Dừng hoặc khởi động lại nhóm quảng cáo và quảng cáo của bạn
  • Truy cập trình quản lý thanh toán để xem lịch sử thanh toán của bạn và thông tin phương thức thanh toán
  • Truy cập và xuất báo cáo hiệu suất quảng cáo của bạn
Advertising Guidelines: Nguyên tắc quảng cáo của Facebook cung cấp thông tin về các loại nội dung quảng cáo và thực tiễn được cho phép hoặc không được cho phép. Tôi khuyên tất cả các nhà quảng cáo nên xem lại những hướng dẫn này trước khi tạo quảng cáo.
Tôi cũng gợi ý nên đọc qua Giải thích và Ví dụ về Chính sách Quảng cáo để biết thêm thông tin.
Apps Engagement: Là số lượt cài đặt ứng dụng, sử dụng ứng dụng hoặc chi tiêu tín dụng cho ứng dụng của bạn trong vòng 24 giờ kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc trong vòng 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.
Apps Install: Lượt cài đặt ứng dụng được tính là số lần ứng dụng của bạn được cài đặt trong vòng 24 giờ kể từ khi quảng cáo được phân phối hoặc trong vòng 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.
Apps Use: Là số lần ứng dụng của bạn được sử dụng trong tối thiểu 4 phút trong 14 ngày cuối cùng hoặc ít nhất hai lần bởi người đó với một trong những lần đó xảy ra trong 14 ngày cuối cùng.
Average CPC: Là chi phí cho mỗi nhấp chuột trung bình của bạn. Đó là số tiền trung bình mà bạn thanh toán cho mỗi nhấp chuột trên quảng cáo của bạn.
Average CPM: Là chi phí trung bình trên mỗi nghìn lần hiển thị. Đây là số tiền trung bình bạn thanh toán cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo của bạn. CPM trung bình được tính theo:Số lượng nghìn lần quảng cáo của bạn được phân phối / Chi phí cho quảng cáo đó trong cùng thời gian = CPM trung bình
Bid (or maximum Bid): Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn cho biết bạn sẵn sàng thanh toán cho mỗi nhấp chuột (nếu giá thầu trên cơ sở CPC) đối với quảng cáo trên Facebook của bạn.
Giá thầu giúp xác định độ mạnh của quảng cáo trong đấu giá quảng cáo. Facebook sẽ chỉ tính phí bạn đúng với số tiền được yêu cầu để quảng cáo của bạn chiến thắng đấu giá, có thể thấp hơn giá thầu tối đa của bạn, vì vậy tôi khuyên bạn nên nhập đúng giá thầu tối đa khi tạo quảng cáo của bạn.
Billing Manager: Có thể tìm thấy liên kết Trình quản lý Thanh toán trong trình quản lý quảng cáo của bạn ở phía bên trái của mọi trang trình quản lý quảng cáo.Trình quản lý Thanh toán cung cấp cho bạn tóm tắt toàn diện về các khoản phí trong tab Tóm tắt Thanh toán. Trình quản lý thanh toán cũng tham chiếu Phương thức Thanh toán bao gồm nguồn thanh toán chính và phụ cùng với phân bổ tín dụng nếu có.
Billing Summary: Bạn có thể tìm thấy Tóm tắt Thanh toán trong liên kết Thanh toán trong Trình quản lý Quảng cáo của bạn. Tóm tắt Thanh toán sẽ hiển thị cho bạn một danh sách tất cả các phí quảng cáo trong quá khứ của bạn. Nhấp vào từng liên kết mô tả sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phí thẻ tín dụng đó, bao gồm ngày tính phí và quảng cáo cụ thể đã chạy trong thời gian đó.
Campaign: Chiến dịch có mục tiêu quảng cáo và bao gồm một hoặc nhiều nhóm quảng cáo.
CTR (click through rate): Số lần nhấp chuột bạn nhận được chia cho số lần hiển thị.
Click: Số nhấp chuột là tổng số nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Tùy thuộc vào nội dung bạn quảng bá, số nhấp chuột có thể bao gồm thích Trang, phản hồi sự kiện hoặc cài đặt ứng dụng.  
Conversions: Là số lần thích Trang hoặc Địa điểm của bạn, phản hồi sự kiện của bạn, thực hiện hành động trên trang web của bạn hoặc cài đặt ứng dụng của bạn trong vòng 28 ngày kể từ khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Thông tin này có thể được liệt kê trong báo cáo “Chuyển đổi theo Thời gian Hiển thị”, nếu một trong các quảng cáo của bạn liên kết đến Trang Facebook, Địa điểm, Sự kiện, trang web hoặc Ứng dụng và đã cộng dồn chuyển đổi. Facebook không theo dõi chuyển đổi cho những quảng cáo liên kết đến Facebook.
Impressions: Số lần quảng cáo của bạn được phân phối.
Trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động của Facebook, quảng cáo được tính là đã phân phối vào lần đầu tiên quảng cáo được xem. Trên tất cả các giao diện khác của Facebook, quảng cáo được phân phối vào lần đầu tiên quảng cáo được đặt trong Bảng tin của một người hoặc mỗi lần quảng cáo được đặt ở cột bên phải.
CPM (cost per 1,000 impresstion): Chi phí trung bình mà bạn đã thanh toán để có 1.000 lần hiển thị trên quảng cáo của bạn.
CPC (cost per click): Chi phí trung bình cho mỗi lần nhấp chuột cho các quảng cáo, được tính bằng khoản đã tiêu chia cho số lần nhấp đã nhận được.
Cost Per Unique Click: Trung bình chi phí cho mỗi người nhấp vào quảng cáo của bạn, được tính bằng khoản đã tiêu chia cho số lần nhấp chuột duy nhất đã nhận được.
Cost Per 1,000 reached: Chi phí trung bình đã thanh toán để quảng cáo của bạn phân phối cho 1.000 người duy nhất.
Cost Per Action: Chi phí cho mỗi hành động là số tiền trung bình mà bạn thanh toán cho mỗi hành động mà mọi người thực hiện đối với quảng cáo của bạn. Những gì bạn thanh toán bị ảnh hưởng bởi người mà bạn nhắm mục tiêu và số nhà quảng cáo khác đang cạnh tranh để hiển thị quảng cáo của họ cho đối tượng của bạn. Quảng cáo được thiết kế đẹp sẽ khuyến khích nhiều người thực hiện hành động và bạn càng nhận được nhiều hành động hơn cho ngân sách, chi phí cho mỗi hành động của bạn sẽ càng thấp.
Page Engagement: Tương tác với trang là tổng số hành động liên quan đến tương tác trên bài viết và trang của bạn trong cửa sổ thuộc tính mặc định của chúng tôi (1 ngày sau khi phân phối quảng cáo và 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn).
Hành động tương tác với trang bao gồm: thích bài viết, bình luận về bài viết, chia sẻ bài viết, yêu cầu ưu đãi, theo dõi câu hỏi, nhấp chuột vào trang web (chỉ dành cho các hành động đối với bài viết từ trang đó), xem ảnh, xem video, thích trang, check in, nhắc đến trang, xem tab, trả lời câu hỏi, theo dõi câu hỏi.
Page Like: Số lượng thích trên Trang của bạn như là kết quả của quảng cáo. Tùy chọn này biểu thị số lượt thích xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi ai đó xem quảng cáo của bạn hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn.
Post Engagement: Số hành động liên quan đến bài viết của bạn như là kết quả của quảng cáo của bạn. Tùy chọn này biểu thị số hành động xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn.
People Taking Action: Số người duy nhất đã thực hiện hành động chẳng hạn như thích Trang của bạn hoặc cài đặt ứng dụng như là kết quả của quảng cáo của bạn. Ví dụ: nếu cùng một người thích và bình luận trên một bài viết, họ sẽ được tính là 1 người duy nhất. Hành động của mọi người được tính trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.
Event Responses: Phản hồi sự kiện được tính là số lần mọi người RSVP trong vòng 24 giờ kể từ khi xem quảng cáo của bạn hoặc trong vòng 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo. 
Daily Budget: Ngân sách hàng ngày là số tiền bạn cho biết bạn sẵn sàng chi tiêu cho một nhóm quảng cáo cụ thể mỗi ngày. Facebook sẽ không bao giờ tính phí bạn nhiều hơn ngân sách hàng ngày của bạn vào một ngày đã nêu. 
Frequency: Số lần phân phối trung bình quảng cáo của bạn cho mỗi người. 
Link Click: Số lần nhấp chuột vào liên kết xuất hiện trên quảng cáo hoặc Trang của bạn chuyển mọi người đến trang ngoài Facebook như là kết quả của quảng cáo của bạn. Các hành động đã xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. 
Offer Claims: Yêu cầu ưu đãi là số lần ưu đãi Facebook của bạn được yêu cầu trong vòng 24 giờ kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo. 
Optimized CPM: CPM tối ưu hóa là loại giá thầu hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng thực hiện hành động mà bạn muốn. Với loại giá thầu này, bạn thanh toán cho số lần hiển thị (CPM). Ví dụ: nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là nhận thêm số lần thích trang, giá thầu CPM tối ưu hóa sẽ phân phối quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng thích trang của bạn hơn. Giá thầu của bạn sẽ tự động điều chỉnh để giúp quảng cáo tiếp cận những người mà bạn quan tâm, nhưng bạn sẽ không phải chi tiêu nhiều hơn ngân sách của mình.
Outstanding Balance: Số dư chưa thanh toán của bạn là tổng số hóa đơn không được lập hóa đơn cho thẻ tín dụng của bạn. Nó không bao gồm bất kỳ cước phí nào cho quảng cáo chưa được lập hóa đơn.
Số dư chưa thanh toán sẽ bị xóa sau khi khoản phí của bạn được lập hóa đơn cho thẻ tín dụng. Bạn có thể xem tóm tắt toàn diện của khoản phí trong trình quản lý thanh toán.
Payment method: Bạn có thể xem tất cả các thẻ tín dụng hiện đang hoạt động cũng như mọi tín dụng quảng cáo đang hoạt động trong tab Phương thức Thanh toán trong tài khoản quảng cáo của bạn.
Để xem phương thức thanh toán của bạn:
  1. Đi tới trình quản lý quảng cáo
  2. Nhấp vào tab Thanh toán
  3. Nhấp vào Phương thức thanh toán xuất hiện trong Thanh toán
Placement: Vị trí mà quảng cáo của bạn được hiển thị trên Facebook chẳng hạn như Bảng tin trên máy tính để bàn, Bảng tin trên thiết bị di động hoặc ở cột bên phải. Tìm hiểu thêm về các vị trí trên Facebook trong Hướng dẫn Sản phẩm Quảng cáo của Facebook. 
Potential Reach: Số người xem tiềm năng là số người thích hợp mà quảng cáo của bạn có thể tiếp cận, dựa trên tiêu chí nhắm mục tiêu của bạn.
Price: Giá là số tiền trung bình bạn thanh toán cho mỗi nhấp chuột (CPC) hoặc 1000 lần hiển thị (CPM)
Reach: Số người được phân phối quảng cáo của bạn.
Report: Báo cáo là tài liệu của số liệu quảng cáo quan trọng nhất có thể cho bạn biết cách bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Bạn có thể truy cập Báo cáo trong Trình quản lý Quảng cáo và tìm hiểu thêm về cách sử dụng chúng trong Hướng dẫn Bắt đầu dành cho Báo cáo trong Trình quản lý Quảng cáo của Facebook. 
Social Click Rate: Tỷ lệ Nhấp có Liên hệ xã hội là Lượt nhấp Quảng cáo có Liên hệ xã hội được phân chia bởi Số lượt hiển thị Xã hội 
Social Clicks: Số nhấp chuột quảng cáo của bạn nhận được khi quảng cáo được hiển thị với thông tin xã hội (ví dụ: Jane Doe thích điều này). 
Social Impressions: Số lần quảng cáo của bạn được phân phối với thông tin xã hội. Ví dụ: nếu 3 người được phân phối một quảng cáo 2 lần và quảng cáo bao gồm thông tin về bạn bè thích trang của bạn, chúng tôi sẽ tính là 6 lần hiển thị xã hội. 
Social Reach: Số người được phân phối quảng cáo của bạn với thông tin xã hội. Ví dụ: nếu 3 người xem một quảng cáo 2 lần và quảng cáo cho biết có một người bạn thích trang của bạn, chúng tôi sẽ tính là 3 người xem xã hội. 
Status: Trạng thái của chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo có thể là Bật hoặc Tắt. Lưu ý rằng nếu chiến dịch Tắt, bạn sẽ cần Bật chiến dịch trước khi nhóm quảng cáo và quảng cáo của bạn có thể chạy.
Suggested Bid Range: Phạm vi thầu được đề xuất cho bạn thấy quảng cáo của bạn thể hiện phạm vi gói thầu của CPC hoặc CPM hiện đang trúng thầu cho người xem mà bạn đã chọn. Đặt thầu dưới phạm vi được đề xuất sẽ khiến quảng cáo của bạn không thể nhận được hiển thị, vì vậy tôi khuyến nghị nên đặt thầu trong hoặc trên phạm vi được đề xuất.
Giá thầu cần thiết cho quảng cáo cụ thể có thể thay đổi theo thời gian do các thay đổi trong vùng quảng cáo có sẵn, cũng như hiệu suất của quảng cáo. Bạn có thể kiểm tra Trình quản lý Quảng cáo bất kỳ lúc nào để biết phạm vi thầu mới nhất cho mỗi quảng cáo mà bạn đang chạy. Phạm vi giá thầu đề xuất được đặt ở chế độ xem từng quảng cáo, bên dưới tham số nhắm mục tiêu.
Unique Click – Through Rate (uCTR): Số người đã nhấp vào quảng cáo của bạn chia cho số người bạn đã tiếp cận. Ví dụ: nếu bạn đã nhận được 20 lần nhấp duy nhất và quảng cáo của bạn đã được phân phối cho 1.000 người duy nhất, tỷ lệ nhấp duy nhất của bạn sẽ là 2%. 
Unique Clicks: Tổng số người đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Ví dụ: nếu 3 người nhấp vào cùng một quảng cáo 5 lần, sẽ tính là 3 người duy nhất đã nhấp. 
Verification Hold ($1.01): $1,01 này là ủy quyền tạm thời để xác thực thẻ tín dụng của bạn. Khoản phí này sẽ tự động được xóa khỏi thẻ tín dụng của bạn, thông thường trong vòng 3-5 ngày làm việc.

6 lỗi phổ biến khi chạy chiến dịch quảng cáo Facebook Ads

Những mẫu quảng cáo Facebook rất nhỏ chỉ với 90 ký tự và các nhà quảng cáo thường không thật sự chú ý đến thông điệp cần phải truyền đi. Sai lầm của một số marketer là tập trung vào mô tả sản phẩm hay dịch vụ của mình mà thiếu những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động.
Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo một nền tảng tốt với nhiều tính năng để tiếp cận sâu và chính xác đối tượng mục tiêu nhằm gia tăng các đầu mối khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả các chiến dịch quảng cáo trên Facebook đều đạt được hiệu quả như mong đợi. Dưới đây là 6 nguyên nhân cơ bản khiến một chiến dịch quảng cáo trên Facebook thất bại và hướng giải quyết được tổng hợp từ trang Website Magazine.

1.  Thiếu những từ ngữ kêu gọi hành động (Call-to-Action)

Những mẫu quảng cáo Facebook rất nhỏ chỉ với 90 ký tự và các nhà quảng cáo thường không thật sự chú ý đến thông điệp cần phải truyền đi. Sai lầm của một số marketer là tập trung vào mô tả sản phẩm hay dịch vụ của mình mà thiếu những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động.
Đây là một trong những sai lầm lớn nhất khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Đa số các nhà chạy quảng cáo cho rằng khách hàng sẽ click vào mẫu quảng cáo khi họ đọc những đoạn mô tả về sản phảm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này không thực sự đúng. Con người có xu hướng hành động khi được kêu gọi, chính vì vậy chỉ cần thêm vào những từ ngữ kêu gọi để dẫn đến hành động từ khách hàng như “Click vào đây”, “Click ngay để được hưởng…” là có thể cải thiện đáng kể hiệu quả quảng cáo trên Facebook. Vì vậy một mẫu quảng cáo Facebook nên có những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động – cho dù đơn giản như thế nào.

2.  Chọn sai hình thức quảng cáo

Facebook cung cấp rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau (Page Like, Post Engagement, Install apps…) để giúp các nhà quảng cáo có thể chọn những hình thức hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với hơn 40 loại hình quảng cáo khác nhau, rất nhiều người lại chọn sai hình thức so với mục đích của chiến dịch.
Tất cả quảng cáo trên Facebook được chia làm loại hình chính, loại 1 hiển thị ở News Feed người dùng (Desktop & Mobile), loại 2 hiển thị ở khung bên phải màn hình desktop (Right Column). Loại 2 chi phí cho 1 CPM thấp hơn và reach cao hơn so với loại 1, tuy nhiên vì hiển thị ở khung bên phải khó thu hút được sự chú ý của người dùng nên CTR (click through rate) thấp hơn so với loại 1.
ad5 6 lỗi phổ biến khi chạy chiến dịch quảng cáo Facebook AdsLoại 1: News Feed Capture4 6 lỗi phổ biến khi chạy chiến dịch quảng cáo Facebook AdsLoại 2: Right column
Quảng cáo xuất hiện trên News Feed hoạt động tốt trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ vì size ảnh hiển thị to, dễ gây chú ý và tương tác cao so với quảng cáo hiển thị cột bên phải. Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai loại quảng cáo này, Facebook cung cấp thông tin hướng dẫn và ví dụ cụ thể trên nền tảng của họ. Hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng các loại hình quảng cáo mà Facebook cung cấp trước khi thực hiện.

3. Thiếu nội dung có giá trị

Có một thực tế là con người luôn muốn nhiều hơn, nếu doanh nghiệp có thể cũng cấp nhiều hơn những gì liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình cho người dùng thì không có lý do gì khách hàng lại không theo dõi và tương tác với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hầu hết quảng cáo Facebook không thành công như mong đợi vì không truyền đạt đến khách hàng thông tin có giá trị về doanh nghiệp và sản phẩm. Có thể mẫu quảng cáo có nội dung Call-to-Action và hình ảnh ấn tượng nhưng nó cũng cần được thêm vào nội dung khích lệ người dùng click vào quảng cáo. Mẫu quảng cáo của doanh nghiệp cần phải khiến người dùng hiểu chính xác tại sao họ nên làm theo Call-to-Action và họ được lợi ích gì khi làm như thế. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể cung cấp chương trình giảm giá, tặng ebook miễn phí hoặc voucher có giá trị khi người dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp đó bằng cách click vào quảng cáo liên quan đến chương trình trong một thời gian nhất định, vào tối thứ 6 chẳng hạn.
Hãy sử dụng những sản phẩm và dịch vụ bạn có thể cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho khách hàng. Làm nổi bật những thông tin này và sử dụng chúng để tạo nên động lực cho người dùng, làm cho khách hàng hiểu rằng họ sẽ được hưởng lợi ích đặc biệt khi nhanh tay click vào mẫu quảng cáo.

4. Spam

Khi tạo quảng cáo trên Facebook, nhiều doanh nghiệp quên mất việc nhìn lại xem quảng cáo của mình hiển thị đến khách hàng như thế nào. Lỗi thường gặp là cố gắng đưa quá nhiều chữ hoặc những hình ảnh không phù hợp vào quảng cáo. Những thông tin không phù hợp này có thể gây phản tác dụng, trở thành spam trong mắt người dùng.
Hãy làm phần headline của quảng cáo thú vị và bắt mắt hơn thay vì chỉ cung cấp tên công ty hoặc tên sản phẩm thông thường. Cần chắc chắn là hình ảnh sử dụng trong quảng cáo phải liên quan đến chiến dịch và thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức cho dù được hiển thị ở kích thước nhỏ. Ngoài ra, nội dung trong mẫu quảng cáo cũng phải thật thu hút với một lời kêu gọi tương tác hay và phù hợp.

5. Không thử nghiệm nhiều mẫu quảng cáo

Không ai có thể chắc chắn mẫu quảng cáo của mình sẽ hoạt động tốt và tối ưu nhất cả. Hãy tạo nhiều mẫu quảng cáo và chạy thử nghiệm chúng, từ đó rút ra mẫu quảng cáo nào hoạt động tốt nhất. Một thay đổi nhỏ trong từ ngữ, hình ảnh hay hình thức quảng cáo trên Facebook cũng có thể đem đến một kết quả hoàn toàn khác cho chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Nhà quảng cáo thông minh là người biết tạo nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau, sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, đối tượng khác nhau. Ban đầu, hãy chạy thử nghiệm với ngân sách thấp, từ đó rút ra kết luận mẫu quảng cáo nào hoạt động tốt nhất, đem lại nhiều Click, Reach, Like… với chi phí tối ưu nhất. Khi đó, những mẫu quảng cáo nào hoạt động kém, hãy dừng chúng lại và tập trung vào mẫu quảng cáo hoạt động tốt và thu về kết quả cao hơn.

6. Sai đối tượng mục tiêu

Đôi khi, một mẫu quảng cáo của doanh nghiệp có nội dung tốt nhưng kết quả thực tế lại không thành công vì lựa chọn sai đối tượng mục tiêu. Một khi quyết định sử dụng Facebook Page là một kênh để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần bố trí nhân sự nghiên cứu Page insight kỹ lưỡng để hiểu được fan của mình là ai, họ tập trung ở độ tuổi nào, họ thích gì và phương thức tiếp cận họ tốt nhất để từ đó xây dựng nên môt chiến dịch quảng cáo hấp dẫn và đúng với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE) – Phần 2

Phần này nên điền thêm những sở thích liên quan tới đối tượng mục tiêu đang nhắm tới. Ví dụ như trong hình, nhóm đối tượng của chiến dịch đang nhắm tới là những nhân viên trong nghành digital marketing, social media, inbound marketing…
Ở phần 1, AHT Media đã giới thiệu những tính năng cơ bản và cách tạo quảng cáo bằng , trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về những tính năng hữu ích khác.

Audiences

Bộ phận phụ trách quảng cáo trên Facebook của nhãn hàng khi tạo quảng cáo thường phải thiết lập đối tượng mục tiêu lại từ đầu cho mỗi campaign, mặc dù vẫn chung một đối tượng khách hàng hoặc chung một campaign. Đây là một việc làm tương đối nhàm chán và tiêu tốn khá nhiều thời gian, vì thế Power Editor có tính năng lưu lại đối tượng theo nhóm, giúp giải quyết vấn đề này nhanh chóng.
Khi vào Power Editor, người dùng chọn như trong hình dưới đây.121 685x171 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 2
Sau khi chọn Saved Target Group, sẽ hiện ra bảng sau:
1/ Đặt tên cho nhóm đối tượng thường xuyên nhắm tới
2/ Thiết lập Demographic cho đối tượng: Địa điểm, tuổi…
3/ Liên quan tới (Precise Interests)

Phần này nên điền thêm những sở thích liên quan tới đối tượng mục tiêu đang nhắm tới. Ví dụ như trong hình, nhóm đối tượng của chiến dịch đang nhắm tới là những nhân viên trong nghành digital marketing, social media, inbound marketing…
4/ Số người bạn có thể Reach được dựa trên mục tiêu bạn đã chọn
1211 685x346 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 2

Sau khi chọn xong, bạn chỉ cần click Upload để hoàn tất. Những lần tạo quảng cáo tiếp theo trong phần Audiences, bạn chọn Use Existing Targeting Group, sau đó chọn tên nhóm đối tượng bạn đã tạo ở phía trên là được.
1212 685x275 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 2

Custom Audience & Retargeting
Có một thực tế là chúng ta phải tiêu tốn rất nhiều chi phí quảng cáo qua các công cụ marketing online SEO, SEM, Email, SMM, PR… để lôi kéo khách hàng về website của mình, nhưng theo như Adroll công bố:
  • Có 98% khách hàng truy cập website của bạn và rời khỏi ngay sau đó mà không mua hàng
  • Trung bình khách hàng phải mất tới 7 tương tác với website của bạn trước khi trở thành người mua sản phẩm của bạn
  • Không lưu giữ được thương hiệu trong tâm trí khách hàng, khách hàng truy cập vào trang web của bạn sau đó thoát ra và không còn nhớ gì tới website của bạn nữa
Vậy bạn sẽ làm gì để lôi kéo 98% khách hàng rời khỏi website của bạn mà không mua hàng? Retargeting sẽ giúp bạn tiếp cận lại với 98% nhóm khách hàng tiềm năng này. Retargeting là một công nghệ quảng cáo trực tuyến mà chỉ tập trung vào những khách hàng, những người mà đã truy cập vào website của bạn.

Nguyên tắc hoạt động:

  • Khách hàng  truy cập website của bạn thông qua các hình thức quảng cáo online
  • Thêm sản phẩm vào giỏ hàng, để lại thông tin liên hệ (sdt, email)
  • Nhưng vì một lý do nào đó họ không mua hàng ngay. Bạn thu thập được thông tin khách hàng để lại
  • Import thông tin đó vào
  • Tiếp cận khách hàng đó một lần nữa bằng các ưu đãi như giảm giá, khuyến mãi…
  • Khách hàng lên Facebook của họ xem thông tin, nhìn thấy sản phẩm của bạn, click quay ngược trở lại website
1212 685x275 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 2 1213 685x394 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 2

Facebook cũng hỗ trợ tính năng này trong phần Audiences của Power Editor, tuy nhiên hạn chế là chúng ta phải tự import thông tin khách hàng thu thập được thông qua Email, UID, Phone, Mobile Advertiser ID.
1391615 421791674587080 2042654176 n1 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 2Thách thức lớn nhất là bạn cần phải có Database import vào Facebook Ads để thực hiện chiến dịch. Nếu bạn muốn nhắm tới những người đã truy cập website của bạn mà bạn không có bất cứ dữ liệu gì về họ, bạn có thể mua quảng cáo từ những công ty là đối tác với Facebook theo hình thức PMD. Hiện nay Facebook đã có hơn 20 đối tác cũng cấp dịch vụ Retargeting trên Facebook thông qua dữ liệu thu thập từ bên ngoài, tham khảo tại Facebook Exchange

Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE) – Phần 1

 là một công cụ hỗ trợ quản lý quảng cáo do Facebook cung cấp, giúp bạn quản lý các Campaign, Ad tiện lợi, dễ dàng hơn rất nhiều Facebook Ads ngày càng trở nên phổ biến không chỉ riêng với các Marketers chuyên nghiệp mà cả những hộ kinh doanh mô hình vừa và nhỏ, các cá nhân bán hàng Online trên Internet. Tuy nhiên những đối tượng này thương dừng lại ở mức tạo quảng cáo đơn giản qua các gợi ý của Facebook như : Get More Like, Boost Post hay Ads Manager. Đối với những tính năng này, Facebook đã tối ưu hoá các chức năng để bất cứ ai cũng có thể sử dụng dễ dàng.
Bên cạnh đó, Facebook còn cung cấp các công cụ hữu ích khác để giúp các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận sát với khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa quảng cáo để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, mà power editor là một ví dụ cụ thể.

I.  ? Tại sao lại dùng Power Editor?

Templatefs Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 1
Power Editor là một công cụ hỗ trợ quản lý quảng cáo do Facebook cung cấp, giúp bạn quản lý các Campaign, Ad tiện lợi, dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm nữa, Power Editor giúp bạn tạo quảng cáo với nhiều lựa chọn về Targeting, vị trí hiển thị (Ads Placement), Targeting theo Group, Retagerting, quản lý Multi-Account…Và còn nhiều tính năng hữu ích khác.

II. Những lợi ích khi sử dụng Power Editor mà Ads Manager không có

  • Cho phép lựa chọn vị trí hiện thị trên News Feed hoặc Right Column.
  • Cho phép lựa chọn tình trạng kết nối Internet của User (Wifi/3G).
  • Sử dụng ID Post để Promote Post. Rất nhiều người gặp phải rắc rối này, muốn Promote  những Post đã đăng từ lâu, mà lại không tìm thấy trong Ads Manager.
  • Target tới đối tượng đã được tạo sẵn trong Audiences theo Group, hoặc loại trừ những đối tượng nhất định nào đó không nhắm tới, thông qua Email, Phone, IDs và Mobile Advertiser IDs.
  • Conversion Tracking, công cụ theo dõi chuyển đổi giúp đo lường và tối ưu hoá quảng cáo Facebook bằng cách thống kê chuyển đổi trang Web, giúp Marketers có thể đo được ROI (Return On Investment) của chiến dịch quảng cáo họ thiết lập.
  • Quản lý Multi-Account, bạn có thể Set và phân quyền cho các tài khoản Facebook khác cùng chạy quảng cáo trong cùng một  Campaign.
  • Manual set up Convertion Specs: Bạn có thể tự mình thiết lập các dạng quảng cáo như: Ad Like Page, Click Link, Engaged, App Install, RSVPs, Sponsored Stories…
  • Manually set up Bids: Tự thiết lập Pricing CPC, CPM, Reach, Action..
  • Hiển thị Ads review trực quan.

III. Hướng dẫn cơ bản sử dụng Power Editor

1. Sử dụng Power Editor (PE) như nào?

Ở trên đã đề cập tới rất nhiều hiệu quả hữu ích của việc sử dụng PE tạo quảng cáo, vậy muốn sử dụng PE ở đâu và sử dụng nó như thế nào?
Rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào Link này: www.facebook.com/ads/manage/powereditor/
Power Editor về cơ bản là 1 extension chỉ hoạt động trên Chrome. Mỗi lần sử dụng bạn cần Download để PE cập nhật những thay đổi khi bạn sử dụng Ads Manager hay Boost Post.
- Mỗi lần bạn tạo quảng cáo bằng PE hay có thay đổi, chỉnh sửa gì cần phải UpLoad hoàn tất thao tác.
547322 732497900098283 613554563 n Copy 685x49 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 1

2. Phân biệt Ads, Campaign và các chức năng cơ bản

Campaign: Là chiến dịch bạn tạo để tiếp thị, 1 Campaign bao gồm nhiều Ads nhỏ bên trong.
Ads: Là các quảng cáo bạn tạo như Ad, Sposored…Ads nhỏ hơn và nằm trong Campaign.
- Download: Tải dữ liệu Ads từ hệ thống của Facebook. Tương đương như bạn nhấn Refesh (làm mới)
- Upload:  Mỗi lần bạn chỉnh sửa, thay đổi hay tạo Ads mới, Click Upload để thay đổi được hoàn tất.
Bulk Import: Tải thêm hình ảnh vào thư viện PE của bạn, sử dụng khi mỗi lần tạo Ads.
Create Ad or Create Campaign: Tạo Ads mới hay Campaign mới. Nếu bạn có nhiều Campaign sẽ xuất hiện khung hỏi bạn muốn tạo Ads trong Campaign nào.
Revert Changes: Mỗi lần bạn muốn xoá Ads, hay Campaign mới tạo, click nút này.

547322 732497900098283 613554563 n1 685x83 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 13. Tạo thử 1 quảng cáo bằng Power Editor

Để tạo 1 quảng cáo bằng Power Editor chia làm 3 phần chính: Creative; Audience; Automization & Pricing.
547322 732497900098283 613554563 n Copy1 685x245 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 1
3.1 Creative
Trong đợt update vừa rồi, Facebook đã tối ưu giảm bớt các hình thức quảng cáo, giúp người dùng dễ dàng chọn phương thức quảng cáo phù hợp với mục tiêu đề ra. Trong đó có các loại hình quảng cáo như ” Click to website, Website Conversion, Page Post Engagement, Page Likes, App Installs… Quyết định chọn loại hình quảng nào tuỳ vào mục đích và ý đồ của người tạo quảng cáo.
Vd: Muốn tăng fan cho fanpage chọn hình thức quảng cáo Page Likes
547322 732497900098283 613554563 n Copy2 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 1

Vd: Muốn tăng tương tác cho một  post nội dung, tăng lượng click link trong post đó chọn Page Post Engagement
547322 732497900098283 613554563 n Copy3 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 1
- Chọn vị trí hiển thị quảng cáo (Ad placement)
1376431 732585390089534 782365444 n Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 1
3.2 Audience
Trong Power Editor, ngoài tính năng Use Existing Targeting Group thì không có gì khác so với Ads Manager.
1380248 732605313420875 1344267045 n Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 1
Tính năng này có nhiều điều hay và tiện lợi, chi tiết sẽ đề cập tới trong phần 2
3.3 Automization & Pricing 
Cũng trong đợt update vừa qua, Facebook đã bỏ đi phần Convertion Specschỉ để lại phần Bids giá (đấu giá). Bạn có thể tuỳ chọn thiết lập bằng tay CPC , CPM hoặc để Auto Optimized CPM.
CPC (Cost per click): hình thức tính chi phí quảng cáo theo click. Bạn chỉ phải trả tiền quảng cáo khi có người click vào quảng cáo của bạn.
CPM (Cost per mille impression): Hình thức tính phí quảng cáo mỗi khi quảng cáo của bạn tiếp cận (reach) được 1000 người.
Social: Hình thức tính phí quảng cáo trên mỗi 1000 hiển thị impression.
- Impression = Reach * Frequency
Actions: Hình thức tính phí quảng cáo mỗi lần người dùng thực hiện 1 hành động như Like, Cmt, Share, Click…
547322 732497900098283 613554563 n Copy4 Cách tạo quảng cáo Facebook Ads bằng công cụ Power Editor (PE)   Phần 1


Facebook giảm mức độ tiếp cận tự nhiên (organic reach) và cách khắc phục?

Chúng ta cần có những hành động và quyết định đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược nội dung, sử dụng paid media để hỗ trợ các hoạt động trên social media, xác định khách hàng mục tiêu và hơn thế nữa.
facebook 1403148156 Facebook giảm mức độ tiếp cận tự nhiên (organic reach) và cách khắc phục?
Mức độ hiển thị nội dung tự nhiên của fanpage () trên Facebook gần đây đã tiệm cận 0% và nhiều người cho rằng việc công cụ này bị đào thải chỉ còn là vấn đề thời gian. Nghĩ sao cho phải, và làm sao cho đúng?
* Mức độ tiếp cận tự nhiên (organic reach) nghĩa là: những thông tin được post trên các fanpage của thương hiệu sẽ tự động hiển thị đến news feeds của người dùng nếu họ đã like trang đó.
Năm 2012, Facebook đã hạn chế phần lớn organic reach của các fanpage thương hiệu xuống 16%. Vào tháng 12 năm 2013, nhiều thay đổi xuất hiện đã khiến con số này tiếp tục giảm xuống hơn nữa. Đến đầu tháng 2 năm 2014, theo thống kê của Social@Ogilvy, organic reach chỉ còn dao động ở mức 6%, nghĩa là đã giảm gần phân nửa từ tháng 10 năm ngoái. Đối với những trang lớn có nhiều lượt like khủng (khoảng 500.000 likes) thì mức độ organic reach chỉ đạt 2% vào tháng 2. Và Facebook vẫn chưa chính thức lên tiếng về việc con số này có trở thành “zero 0%” trong tương lai gần hay không.
OrganicReachChart Facebook giảm mức độ tiếp cận tự nhiên (organic reach) và cách khắc phục?
Trong những năm qua, việc xây dựng cộng đồng fans trên mạng xã hội, sau đó duy trì mối liên kết và tăng tương tác bằng cách hiển thị nội dung mới lên news feeds của người dùng đang là cách thức marketing hấp dẫn mà Facebook mang đến cho nhiều thương hiệu. Cơ hội tăng tương tác với cộng đồng khách hàng mục tiêu trên Facebook vốn đã khiến các brands chi rất nhiều tiền vào công cuộc xây dựng, phát triển và nuôi lớn các fanpage, sau đó đăng tải phần lớn nội dung trên kênh này và do đó Facebook Fanpage trở thành mảnh đất màu mỡ nuôi sống mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng thông qua những nội dung được cập nhật liên tục.
Với sự lụi tàn của organic reach, vậy còn gì để thuyết phục các marketers và những thành phần người dùng khác sử dụng Facebook để liên kết với cộng đồng hội nhóm của mình nữa? Rốt cuộc thì Facebook sẽ tiếp tục đóng vai “người hùng kết nối”, giúp thương hiệu quảng bá hình ảnh tự nhiên theo nguyên tắc earned media hay sẽ dần lộ bộ mặt là một kênh quảng cáo trả tiền sòng phẳng? Sắp tới đây, cộng đồng thương hiệu trên Facebook sẽ xây dựng nội dung và tương tác với khách hàng mục tiêu trên fanpage như thế nào? Đó đang là một câu hỏi gay cấn lúc này.
Bài viết này sẽ nghiên cứu và tìm hiểu để trả lời một số câu hỏi, đồng thời đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp mang đến giá trị cho những ai đang làm trong lĩnh vực social media trong thời đại mà digital đang phát triển hơn bao giờ hết.
★ -

Không hẳn là một Paid Platform

Facebook chắc hẳn vẫn còn là một mạng xã hội gây nhiều tranh cãi về hình thức kinh doanh xung quanh mô hình “Paid, Owned, Earned” phổ biến trong digital.
Nhiều người làm thương hiệu và những chuyên gia social media thường cho rằng fanpage thương hiệu của mình là dạng Owned Media (mặc dù những thay đổi gần đây trên Facebook đã nhắc nhở chúng ta rằng điều này không hẳn là thật – chúng ta không sở hữu 100% fanpage). Nội dung được truyền đến news feeds của các fan và lan đến những người dùng khác thông qua likescomments và shares là một cách hiệu quả tương tự như phương thức truyền miệng, rất tự nhiên và nhanh gọn. Và các công cụ quảng cáo Paid Media khác trên Facebook cũng đã giúp tăng lượng fanstrong cộng đồng một cách chính xác, có quy mô hơn, mức độ tương tác cũng được nâng cao rõ rệt, chưa kể các hoạt động của fans đã được khuếch trương rất rộng nhờ công cụ quảng cáo này.
Nếu organic reach thực trở về 0% thì có thể kết luận, Facebook chẳng còn khác gì một kênh “ăn bánh trả tiền”. Một thương hiệu muốn tăng tương tác bằng cách xây dựng một cộng đồng trên Facebook thì đồng nghĩa anh ta phải trả phí nếu muốn (1) thu hút và (2) tương tác với fans, khách hàng mục tiêu của mình. Rõ ràng, các fans trên cộng đồng hiện nay đóng góp một giá trị rất lớn: Theo một nghiên cứu của ComScore, thay vì sử dụng một đội bán hàng để tiếp thị trong suốt 4 tuần diễn ra chiến dịch thì lượng fan trên Facebook của một nhà bán lẻ có xu hướng mua hàng nhiều hơn đến 27% sau khi chạy quảng cáo trả phí, dĩ nhiên là cho Facebook.
Sức mạnh thực sự của Facebook xuất phát từ khả năng tạo ra không gian trao đổi và tương tác tự nhiên (earned conversation and engagement), Facebook rõ ràng không nên vì “cỗ máy kiếm tiền paid media” mà thay đổi những nguyên tắc đó. Thật vậy, người dùng vẫn sẽ nhìn thấy nội dung của các fanpage thương hiệu mình yêu thích hiển thị trên news feedsnếu họ tương tác với trang đó, và nếu nội dung đó thú vị, nó sẽ được lan truyền đến bạn bè của người đó. Đây vẫn là một phương thức mang lại hiệu quả thực sự. Theo Nielsen, quảng cáo trên mạng xã hội (social ads) có thêm yếu tố lan truyền từ bạn bè sẽ có mức độ tiếp cận khách hàng và sự gợi nhắc cao hơn 55% so với các hình thức quảng cáo khác, đặc biệt người dùng sẽ có xu hướng click xem và like 1 fanpage nào đó nếu trên news feeds của họ xuất hiện dòng thông tin rằng bạn bè họ đã like trang đó. Kết quả là, trong tất cả các cách quảng cáo thì earned media vẫn đứng đầu về mặt hiệu quả với 92% đáp viên trên toàn thế giới trả lời rằng, “họ cảm thấy tin tưởng hơn nếu thông tin xuất phát từ người nào đó họ quen biết” và hơn 70% đáp viên cho biết “họ tin vào ý kiến đăng trên mạng của những người dùng khác ”.
Tóm lại, mô hình này có nhiều thay đổi. Lúc trước, các brands chủ yếu đầu tư vào owned media để tạo ra earned media. Hiện nay, Facebook buộc chúng ta phải dùng paid media nhiều hơn để tạo ra earned media, nhưng điều đó không có nghĩa Facebook giờ chỉ thuần là paid media hay bị giảm đi giá trị. Vẫn còn các cơ hội tận dụng kênh này nếu chúng ta làm tốt.
Như thế nào?
★ -

Điểm tựa Chiến lược Nội dung: Nói gì, Nói thế nào, và Nói chừng mực ra sao?

Việc fanpage của các thương hiệu liên tục cập nhật nội dung và đầu tư làm content không phải là không có lý do. Bởi đó là không gian cộng đồng, nơi mang lại cho thương hiệu giá trị trao đổi rất lớn, khách hàng cần thông tin, và dĩ nhiên, khi có đủ thông tin, họ sẽ có sự tin tưởng và thảo luận sôi nổi. Thương hiệu không thể tự mình gây dựng cộng đồng với một hai người dùng nên nhờ Facebook dẫn đường, nội dung và các thảo luận đã được chia sẻ nhanh chóng và ngày càng nhiều hơn, mô hình truyền thông mạng xã hội này cũng phát triển theo hướng tập trung và chắt lọc hơn.
Cũng trong lúc này, một mô hình thông tin mới đã xuất hiện: đó là kể chuyện thương hiệu (brand storytelling), với việc tận dụng tin tức thời sự, xu hướng và sự kiện xảy ra tức thì. Mô hình này đang giúp các brands làm tốt hơn vai trò người kể chuyện trong thời đại marketing mới.
Và “bóng ma” ám ảnh từ việc giảm organic reach sẽ không ảnh hưởng nhiều. Bằng chứng là những trang như BuzzFeed, Business Insider… đã nhấn mạnh, yếu tố kiên quyết là đưa ra nội dung hợp thời, khiến các fans và người dùng muốn tham gia thảo luận, chia sẻ. Yêu cầu này đòi hỏi cách tiếp cận tức thì (real-time), lên kế hoạch tốt về nội dung song song với những chiến dịch lớn tạo nhiều bất ngờ cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, tôi cho rằng việc giảm organic reach sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực hơn. Nguồn ngân sách có hạn và sự thờ ơ của người dùng sẽ buộc các thương hiệu phải hành động và chọn lọc cách truyền đạt và quảng bá nội dung. Việc đăng tải thông tin cần phân bổ hợp thời gian và cân nhắc câu chuyện được kể để tạo cơ hội cho người dùng tương tác và tham gia thảo luận. Kiểu đăng tải thông tin liên tục thường xuyên như trước đây sẽ thích hợp hơn với mô hình mạng xã hội khác như Twitter và Instagram.
Cuối cùng, các brands nên cân nhắc sẽ đăng nội dung đó vào những thời điểm nào. Tranh giành giờ đẹp chưa hẳn là cách thích hợp đối với một brand. Bằng cách tìm hiểu thói quen và sở thích của khách hàng, các brands sẽ xác định được thời điểm thích hợp để đăng nội dung và tổ chức những hoạt động tập trung hơn, thiết thực hơn.
★ -

Tập trung hoá nội dung - Cá nhân hoá trải nghiệm.

Tận dụng những thông tin có sẵn trên Facebook Insight, chúng ta có thể nhặt ra được nhiều thông tin hữu ích. Ví dụ:
  • Khi nào mt người dùng tr thành fan ca mt fanpage và ti sao h li thích thương hiđó?
  • H thích ni dung nào và bình lun, chia s nhng gì?
  • Ln cui h tương tác vi page là khi nào?
  • Nhân khu hc và s thích thường ngày ca h?
Thông tin này giúp các brands bắt đầu phân nhánh người dùng trong cộng đồng và phần nào hướng nội dung đến đúng đối tượng hơn. Tuy nhiên, những công cụ hỗ trợ định hướng và phân loại người dùng này thường đòi hỏi phải dùng đến quảng cáo trả phí (paid media / social ads) trên Facebook để phát huy tác dụng. Google Circles cũng là một ví dụ trong việc mang đến cho các thương hiệu sự hỗ trợ này, nhưng trên thực tế, công việc đó yêu cầu các thương hiệu phải nỗ lực hơn trong việc thu hút người dùng và tương tác với họ theo cách có ý nghĩa. Và hoạt động trên Google+ có thể sẽ mang lại những lợi ích không cân xứng trên các kết quả tìm kiếm.
Nhìn gần, Facebook tiếp tục dẫn đầu trong danh sách những mạng xã hội có chức năng định hướng tốt.Trách nhiệm của chúng ta là tận dụng những điểm mạnh của công cụ này để truyền đạt nội dung ưa thích đến đúng người dùng, điều đó khuyến khích họ chia sẻ và yêu thương hiệu hơn. Để làm được vậy, chúng ta phải nghĩ đến việc chia nhỏ cộng đồng. Trong khi mô hình tương tác giữa hai-cá-nhân và giữa một-cá-nhân-với-nhiều-người là những phương án truyền thông khá hợp lý, thì những mô hình truyền tin như giữa cá-nhân-và-một-số-ít-người, giữa cá-nhân-và-một-số-ít-người-quan-tâm hay giữa cá-nhân-với-một-nhóm-chuyên-biệt-nhưng-không-phải-tất-cả là những cách tiếp cận hiệu quả và nên được xúc tiến. Những chiến lược truyền thông xã hội nhắm đến tương tác người dùng và mang đến giá trị cho khách hàng sẽ có xu hướng phát triển thành công và đây là môi trường mà các nhà quản trị truyền thông xã hội nên tập trung nghiên cứu.
Ngoài ra, các brands nên dùng paid media để tập họp những người dùng tiềm năng những chưa phải làfans. Một chuyên gia phân tích đủ sâu sắc có thể “nhặt” ra những người dùng tuy không phải là fan nhưng vẫn tìm đếnfanpage (Ogilvy hiện nay đã có công cụ hỗ trợ giúp lọc ra chính xác đối tượng này). Những “ứng cử viên” này sẽ là những người loan tin tốt nhất, mặc dù họ không hẳn là một khách hàng trung thành, nhưng vẫn tương tác nhiều và hoạt động tích cực hơn cả những thành viên khác vốn là fan “ruột” của page.
mural Facebook giảm mức độ tiếp cận tự nhiên (organic reach) và cách khắc phục?

Facebook và Dịch vụ Khách hàng

Những thay đổi của Facaebook sẽ không ngăn được việc người dùng và các thành viên đặt ra những câu hỏi, quan ngại hay những tương tác trên fanpages. Điều đó đòi sự phối hợp giữa phía quản lý mạng xã hội và team chăm sóc khách hàng. Sự thật dễ thấy bây giờ là một team quản trị và chăm sóc khách hàng được đào tạo bài bản có thể xử lý tốt các tình huống, trả lời thắc mắc và ứng biến nhanh trên mạng xã hội, đặc biệt là hình thức này tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với trả lời qua điện thoại, đồng thời giúp bảo vệ mối quan hệ với khách hàng, duy trì ROI ở mức cao.
★ -

Bài học lớn: Hãy bình thường hoá quan hệ (với Facebook)!

Social Media hiện vẫn là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và thương hiệu phát triển, tăng tương tác với các cộng đồng người dùng (users), những người ủng hộ (advocates), nhóm người có sức ảnh hưởng (influencers) và nhóm lãnh đạo (stakeholders), còn đó hàng loạt những cơ hội khác đang chờ được khám phá. Những ý tưởng cách tân trong các lĩnh vực như quản trị khách hàng trên mạng xã hội (social CRM), marketing tức thì (real-time marketing), cùng hằng hà sa số những cách thức mới mẻ tiếp tục xuất hiện.
Tuy nhiên, bài học đáng nhớ khi chúng ta nhận ra mình đang bị giảm organic reach là nên tránh sa đà quá mức vào một kênh nào đó, mà cụ thể ở đây là Facebook. Công thức thông minh nhất khi làm việc với mạng xã hội vẫn là cẩn thận đưa ra mục tiêu kinh doanh, tìm hiểu sâu những sở thích của khách hàng và đưa ra những chiến lược kể chuyện thương hiệu khéo léo được thiết kế chuyên biệt để giúp tăng thảo luận tương tác. Những câu chuyện và hành vi của người dùng nên thể hiện được tinh thần của kênh đã chọn.
Những hoạt động được khuyến khích khi làm :
  • Tổ chức một workshop tập hợp các quản trị viên truyền thông xã hội, trưởng ban biên tập, nhóm biên tập viên và quản lý thương hiệu để bàn thảo liệu “Facebook Zero” (hiển thị organic = 0%) sẽ ảnh hưởng gì đến chiến lược social. Trích một phần ngân sách hợp lý cho paid media để đảm bảo cho các nội dung đưa ra sẽ tiếp cận đúng đối tượng và đúng thời điểm thích hợp.
  • Phát triển một chiến lược quảng cáo có trả phí hướng nội dung đến những nhóm đối tượng hiệu quả hơn – những người cảm thấy yêu thích và muốn tìm hiểu, chia sẻ nội dung đó.
  • Chọn lọc khắt khe trong vấn đề đăng tải nội dung. Đừng đăng bài quá dày đặc. Hãy xem xét, chỉnh sửa và chăm chút nhiều hơn cho những câu chuyện được kể. Đảm bảo rằng mạch chuyện sẽ đi đúng hướng với mục tiêu đã đặt ra. Tránh đi lạc đề và gây nhàm chán.
  • Thường xuyên đánh giá lại chiến lược mỗi ngày. Đăng bài ít lại để dồn sức cho nội dung thật hấp dẫn và đa dạng. Điều này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm trong việc truyền tải nội dung theo những cách khác nhau.
  • Cân nhắc nội dung sẽ đăng thật kĩ theo từng thời điểm trong ngày và điều chỉnh đôi chút cho thích hợp hơn. Tuỳ vào người dùng và thói quen tiêu dùng của họ, bạn có thể sử dụng công cụ “phép thử A/B Split Test” để tìm ra loại nội dung (hay creatives) có hiệu quả lan toả hay tương tác cao nhất để chạy quảng cáo trả phí.
Một số những lời khuyên khác:
  • Hãy chắc chắn rằng, bạn đang theo đuổi một chiến lược social media trung lập và xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của mình. Đừng nên quá phụ thuộc vào một kênh nào đó (đặc biệt là Facebook!).
  • Xác định một cách thức biên tập nội dung hợp lý. Chú ý đến tin tức, xu hướng và tận dụng các sự kiện đang xảy ra. Luôn sẵn sàng hành động và ứng biến tình hình.
  • Cố gắng tối ưu những platform liên quan mật thiết với nhau như Facebook và Twitter, hướng những người dùng đếnwebsites và những kênh khác mà có thể xây dựng được dữ liệu khách hàng. Cân nhắc việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ các mạng xã hội.
  • Khi cần thiết, hãy cho người dùng cơ hội đăng nhập đến trang website chính của thương hiệu thông qua việc đăng nhập vào mạng xã hội với cùng 1 mật khẩu. Làm như vậy sẽ dễ tổng hợp dữ liệu thông tin khách hàng hơn từ dữ liệu social APIs.
Công thức thông minh nhất khi làm việc với mạng xã hội vẫn là cẩn thận đưa ra mục tiêu kinh doanh, tìm hiểu sâu những sở thích của khách hàng và đưa ra những chiến lược kể chuyện thương hiệu khéo léo được thiết kế chuyên biệt để giúp tăng thảo luận tương tác.
★ -

Lời kết

Đây không phải là một bài phân tích hàn lâm. Facebook Zero hiện đang là vấn đề với mỗi nhãn hàng và doanh nghiệp.
Chúng ta cần có những hành động và quyết định đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược nội dung, sử dụng paid media để hỗ trợ các hoạt động trên social media, xác định khách hàng mục tiêu và hơn thế nữa. Hi vọng rằng, những quan điểm thiết thực trong bài viết này sẽ giúp các bạn đưa ra lựa chọn chính xác và phù hợp nhất.

Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên Facebook

Với hơn 20 triệu người dùng Facebook ở Việt Nam, từ già trẻ lớn bé, trai gái, giàu nghèo… đầy đủ tất cả các nhóm đối tượng là khách hàng mục tiêu của bạn đều nằm trên Facebook.
Bạn là chủ của một shop bán hàng thời trang, một chủ tiệm cho thuê áo cưới, một chủ doanh nghiệp nhỏ, một bạn sinh viên bán hàng online hay dù bạn là ai đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận Facebook là một kênh tiềm năng không chỉ giúp bạn và khách hàng có thể tương tác hai chiều, củng cố lòng tin tưởng cũng như gia tăng độ yêu thích thương hiệu. Facebook còn là một kênh hứa hẹn mang lại nhiều đơn hàng trực tiếp, làm tăng doanh số bán hàng, giúp hoạt động kinh doanh của bạn phát triển mạnh mẽ.
Với hơn 20 triệu người dùng Facebook ở Việt Nam, từ già trẻ lớn bé, trai gái, giàu nghèo… đầy đủ tất cả các nhóm đối tượng là khách hàng mục tiêu của bạn đều nằm trên Facebook.
Vấn đề đặt ra ở đây là: ”Làm sao xác định được chính xác khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình trên Facebook?”
Jackie Chan Meme Template Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên Facebook
Trong bài này mình sẽ giới thiệu ứng dụng công cụ tìm kiếm  xác định khách hàng mục tiêu, kết hợp với tính năng Lookalike audiences trong FB Ads để mở rộng nhóm đối tượng.
ads2 Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên FacebookCác nội dung chính của bài viết

I. Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Không phải ai cũng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn, một trong những việc đầu tiên cần làm là xác định được nhóm người có khả năng sẽ trở thành khách hàng của bạn nhất, càng chính xác càng tốt. Hiểu được khách hàng, nắm được hành vi tiêu dùng và thói quen sinh hoạt là một trong những yếu tố giúp bạn chiến thắng trong cuộc chiến online này. Nếu bạn còn đang phân vân về nhóm khách hàng mục tiêu của mình, hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để một phần nào (một phần nào thôi nhé, vì để xác định chính xác và rõ ràng nhất khách hàng, phải là người hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ  mình đang cung cấp nhất, thực hiện các khảo sát tìm hiểu thị trường…vv) định hình được chân dung khách hàng của mình.
  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp cho nhóm đối tượng tầm tuổi nào: trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên, người già
  • Giới tính: nam/nữ hay…
  • Mức độ học thức: trung học, cao đẳng, đại học
  • Mức thu nhập: thấp, trung bình, cao 
  • Tình trạng hôn nhân: độc thân, hẹn hò, kết hôn, ly dị…
  • Tình trạng gia đinh: mới kết hôn, có con từ 1-3t, có hơn hơn 18t, đang mang thai…
  • Lối sống và quan điểm: bị động hay năng động, dễ bị ảnh hưởng hay độc lập, hiện đại sẵn sàng trải nghiệm những sản phẩm mới hay thận trọng chỉ sử dụng những sản phẩm đã quen thuộc…
  • Đia vị trong xã hội: thương lưu, trung bình, thấp
  • Sở thích và các mối quan tâm: thể thao, xem phim, đọc sách, chụp hình 
  • Họ sử dụng Fb làm gì và họ sẵn sàng tiếp nhận những loại nội dung gì trên Fb: giao tiếp liên lạc với bạn bè, đoc tin tức xã hội hay update các hoạt động cá nhân hàng ngày

II. Xác định khách hàng trên Facebook qua Graph Search 

Graph Search là một công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa được Facebook ra mắt vào tháng 3 năm 2013. Không giống với các công cụ tìm kiếm theo “từ khoá” thông thường, Graph Search phân tích ngữ nghĩa của câu truy vấn tìm kiếm, kết hợp với hàng loạt các bộ lọc dữ liệu người dùng để đưa ra kết quả theo hướng trực quan. Nghe có phần lý thuyết khó hiểu là thế, nhưng chỉ cần đọc ví dụ của tôi dưới đây bạn sẽ hiểu.
Graph Search cho phép tìm kiếm dựa theo theo “giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, vị trí, sở thích, tìm kiếm theo group, fanpage hay một cá nhân nào đó trên Facebook”. Giả sử như bạn muốn tìm kiếm một đối tượng nào đó, sống ở Hồ Chí Minh, quê ở Hà Nam, tuổi từ 22-25, là thành viên trong group Social Saturday, bạn có thể để tìm kiếm.
People from Hà Nam, Vietnam in Social Saturday who are older than 22 and younger than 25 and live in Ho Chi Minh City, Vietnam
Ngoài ra, còn rất nhiều bộ lọc khác nữa, tận dụng triệt để các tính năng đó sẽ giúp bạn tìm xác định được chính xác khách hàng của mình.Tôi sẽ làm thử một ví dụ sử dụng Graph Search xác định khách hàng mục tiêu để các bạn dễ dàng hiểu hơn:
h%C3%ACnh %E1%BA%A3nh 4 Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên FacebookVD: Xác định khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ tổ chức đám cưới
Để xác định khách hàng mục tiêu của anh Quang Mình, quay lại mục “I. Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu”, những tiêu chí về ”độ đuổi, giới tính, địa điểm…” thì đơn giản có thể chọn ngay ở phần Audiences trong Facebook Ads. Nhưng đương nhiên Facebook Ads không có mục chọn “những người quan tâm và có nhu cầu thuê dịch vụ tổ chức đám cưới”.
Vậy khách hàng của anh Quang Minh là ai?  Họ là những:
  • người đã đính hôn hoặc đang hẹn hò, độ tuổi từ 25-35, nơi sinh sống Hà Nội
  • người đã đến hoặc check-in tại các cửa tiệm về áo cưới, chụp ảnh, cửa hàng bán nhẫn cưới, cho thuê váy cô dâu
  • thành viên của các fanpage, group về áo cưới, chụp ảnh cưới
h%C3%ACnh %E1%BA%A3nh 51 Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên Facebook
  • người follower của các tiệm áo, cho thuê áo cưới
h%C3%ACnh %E1%BA%A3nh 61 Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên Facebook
Khi đã liệt kê được các tiêu chí và một danh sách các fanpage, group, influencer nơi khách hàng mục tiêu của bạn tập trung ở đó, ta sẽ sử dụng Graph Search để tìm kiếm:
1/ Những người đang đính hôn đã từng nghé thăm Studio Áo Cưới _ Coffee Shisha GOLD
Engaged people who visited Studio Áo Cưới _ Coffee Shisha GOLD   
2/ Những người đang đính hôn là thành viên của fanpage Là con gái thật tuyệt, sống gần Hà nội nằm trong độ tuổi từ 25 -35
Engaged people who like Là con gái thật tuyệt and are older than 25 and younger than  35 and live near Hà Nội
3/ Những người sống tại Hà nội và đang theo dõi (follow) Áo Cưới Cherry
People who follow Áo Cưới Cherry and live in Hanoi, Vietnam
Tóm lại: Graph Search cho phép tìm người dùng dựa theo nhân khẩu học, sở thích và một số yêu tố dưới đây:
  • Độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nơi sinh sống…
  • Là thành viên của một group, fanpage trên Facebook
  • Là follower của một influencer/celebrity trên Facebook
  • Là bạn bè của một influencer/celebrity trên Facebook
  • Là con cái, anh em họ hàng của 1 cá nhân trên Facebook
  • Đã từng đến/check-in tại 1 địa điểm cụ thể trên Facebook
Vậy để sử dụng Graph Search hiệu quả, bạn cần tìm các fanpage, hội nhóm và các inflencer liên quan đến sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Cố gắng tìm kiếm các fanpage, hội nhóm càng chất lượng càng tốt, phù hợp với khách hàng bạn đang tìm kiếm. Kết hợp với các bộ lọc khác của Graph Search khách hàng tiềm năng của bạn sẽ xuất hiện ngay trước mắt bạn.

III. Sử dụng công cụ để thu thập thông tin khách hàng tìm kiếm được từ Graph Search

Sau khi vẽ được chân dung khách hàng và tìm kiếm họ trên Facebook bằng Graph Search rồi, vậy giờ làm sao để thu thập được các thông tin khách hàng đó. Hiện tại có rất nhiều công cụ giúp thu nhập dữ liệu khách hàng từ Facebook (mọi người thường gọi là Get UID). Ở đây tôi sẽ sử dụng công cụ “FB LeadJacker”. 
Capture Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên Facebook
Video hướng dẫn sử dụng FB LeadJacker v1.4.4 thu thập ID dữ liệu khách hàng
Đây là tệp ID những khách hàng quan tâm tới dịch vụ tổ chức đám cưới quét bằng công cụ FB LeadJacker.

IV. Import ID khách hàng vào Facebook ads để tiếp thị quảng cáo

Đến bước này sau khi đã tốn bao công sức xác định khác hàng mục tiêu, tìm hiểu phương thức để thu thập tập UID bây giờ là lúc sử dụng chúng để tiếp thị quảng bá sản phẩm.
Bước 1: Vào phần Audiences trong Ads manager, chọn Create Audience/Data File Custom Audience để nhập dữ liệu khách hàng
Capture1 Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên Facebook
Bước 2: Nhập tên, mô tả cho nhóm khách hàng, ở phần Data type chọn tới tập dữ liệu khách hàng đã thu thập được thông qua Graph Search
Capture2 Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên Facebook
Sau khi import vào kết quả sẽ như thế này

Capture3 Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên FacebookV. Ứng dụng Lookalike Audiences mở rộng nhóm đối tượng

Nếu nhóm đối tượng của bạn thu thập được từ tìm kiếm Graph Search nhỏ quá có thể dẫn tới tạo quảng cáo của bạn không chạy hay thậm chí làm tăng chi phí quảng cáo. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể ứng dụng tính năng Lookalike Audiences trong Power Editor
Photo 23 48 05 06 01 20141 Dùng công cụ Graph Search để tìm khách hàng mục tiêu trên Facebook
Lookalike audience là một công cụ trong Power Editor, có tính năng làm rộng nhóm đối tượng mục tiêu của bạn dựa một nhóm đối tượng bạn đầu. Nó sẽ phân tích theo nhân khẩu học, sở thích, hành vi của nhóm đối tượng bạn đầu, dựa vào đó để tìm ra những người gần giống với nhóm đối tượng bạn đầu.
Như bạn thấy trong hình phía trên, nhóm đối tượng ban đầu tôi thu thập được chỉ có 11.000 người, sau khi sử dụng Lookalike audience của Facebook đã mở rộng lên đến 90,000 người.  Đây là một công cụ tuyệt vời của Facebook nếu bạn kết hợp nó với re-targeting trong Facebook, tôi sẽ viết trong những bài sắp tới, bây giờ hãy thử ứng dụng những điều đã đọc ở trên xác định khách hàng của mình nào.

Tìm kiếm nội dung trong status của người dùng trên Facebook

Trong lần update này, người dùng có thể search trực tiếp trong các nội dung được chia sẻ lên Facebook liên quan đến keyword tìm kiếm.
Tháng 3 năm 2013 vừa qua, Mark Zuckerberg đã giới thiệu công cụ tìm kiếm Graph Search trên Facebook, cho phép các thành viên không chỉ tìm kiếm thông tin theo dạng chữ viết mà còn cả hình ảnh lẫn video theo ngữ nghĩa. Đến cuối tháng 9 vừa qua, Facebook đã cải tiến công cụ Graph Search này cho phép tìm kiếm nội dung bên trong post update của người dùng, tuy nhiên chức năng này hiện chỉ áp dụng đối với các tài khoản sử dụng tại Mỹ, và đến đầu năm 2014 một số tài khoản ở Việt Nam đã được cập nhật tính năng mới của Graph Search.
Trong lần update này, người dùng có thể search trực tiếp trong các nội dung được chia sẻ lên Facebook liên quan đến keyword tìm kiếm. Trong ví dụ dưới đây, với từ khóa tìm kiếm “flappy bird”, ngôn ngữ hiển thị là “Tiếng Việt”, Facebook sẽ phân tích dữ liệu nội dung được đăng tải lên Facebook dưới dạng status, hình ảnh hoặc video,  trong đó có đề cập đến từ khóa “flappy bird”, để đưa ra kết quả dựa vào mức độ liên quan của người tìm kiếm với tác giả viết nội dung chứa keyword tìm kiếm.
facebook search by post language 685x476 Tìm kiếm nội dung trong status của người dùng trên Facebook
Bên cạnh đó, Facebook còn có nhiều option cho người dùng lựa chọn để đưa ra kết quả chính xác nhất. Người dùng có thể chọn kết quả hiển thị theo “Loại hình nội dung, những người comment và like, ngôn ngữ, địa điểm…vv”

Thay đổi này giúp marketer được gì?

Marketer có thể tiếp cận chính xác hơn tới khách hàng của mình, dựa vào những nội dung của họ chia sẻ trên Facebook. Giả sử như bạn muốn bán nước hoa “Hugo Boss” trên Facebook và muốn tìm khách hàng mục tiêu, bạn có thể tìm kiếm những từ khoá như Hugo Boss, nước hoa, hoặc tên các hãng nước hoa đối thủ khác. Kết quả là Facebook sẽ chỉ ra những người quan tâm và đề cập tới chủ đề nước hoa bằng cách đăng tải những nội dung liên quan đến từ khóa mà bạn tìm kiếm. Đây chính là những khách hàng tiềm năng, có tỉ lệ sẽ mua sản phẩm của bạn cao nhất. Việc còn lại, bạn chỉ cần thu thập những thông tin những khách hàng đó, import vào Facebook Ads, thực hiện quảng cáo sản phẩm của bạn đến những đối tượng tiềm năng này.
Nếu bạn là 1 marketer thực hiện một chiến dịch social media trên Facebook, muốn đo lường về phản ứng của người dùng về chiến dịch đó, họ nói gì về sản phẩm trong chiến dịch đó, tích cực hay tiêu cực? Marketer chỉ cần sử dụng những keyword, được sử dụng phổ biến trong chiến dịch để tìm kiếm, ví dụ như trong hình phía dưới là kết quả trong chiến dịch quảng cáo “AXE PEACE” do Axe thực hiện.
make love not war Facebook Search 685x685 Tìm kiếm nội dung trong status của người dùng trên FacebookVới những cập nhật này, Facebook đang ngày càng hoàn thiện hơn những tính năng của mình để phục vụ và kết nối đến người dùng một cách hiệu quả hơn.